Chế độ quạt gió của máy lạnh có tốn điện? Mẹo sử dụng tiết kiệm điện
Chế độ quạt gió được xem là một trong các chức năng quan trọng của máy lạnh, được sử dụng để lưu thông, cải thiện không khí. Hãy xem qua bài viết dưới đây để biết chế độ quạt gió của máy lạnh có tốn điện không và một số mẹo khi sử dụng nhé!
Chế độ quạt gió của máy lạnh là gì?
Chế độ quạt gió (Fan) được tích hợp trong hầu hết các dòng máy lạnh, có chức năng điều hòa không khí. Khi ở chế độ này quạt gió sẽ vận hành liên tục, đồng thời máy nén sẽ ngừng hoạt động.
Chế độ quạt gió giúp không khí trong phòng được lưu thông nhanh chóng, thông thoáng hơn. Tuy nhiên, để tiết kiệm điện năng tiêu thụ bạn nên sử dụng quạt điện, quạt treo tường thông thường thay vì bật chế độ quạt gió trên máy lạnh nhé!
Lợi ích khi sử dụng chế độ quạt gió
Tránh hiện tượng quá tải trên máy lạnh
Chế độ quạt gió không những giúp cải thiện hiệu xuất mà còn giảm khối lượng làm việc của máy lạnh. Không dừng lại đó, chế độ này còn góp phần giúp lưu thông không khí.
Tuy nhiên, nếu bạn để máy lạnh chạy liên tục thì khả năng cao hiệu suất máy giảm, dẫn đến các động cơ bên trong phải hoạt động liên tục và gấp đôi nỗ lực hiệu suất, dẫn đến máy lạnh nhanh bị hư, hỏng.
Tiết kiệm điện
Khi bật chế độ quạt gió trên máy lạnh thì máy nén ngừng hoạt động, nhằm cung cấp không khí mát và thông gió, giảm bớt điện năng tiêu thụ đáng kể.
Không dừng lại ở đó, chế độ này giúp lưu thông một lượng không khí trong nhà tạo cho bạn cảm giác thoải mái, thoáng mát không bị ngột ngạt.
Tốt cho sức khỏe người dùng
Chế độ quạt gió được tích hợp trên máy lạnh có khả năng cung cấp năng lượng làm mát mà không cần máy nén hoạt động, khả năng làm lạnh sẽ được sử dụng tối ưu nhất vào buổi sáng hoặc tối muộn.
Vì lúc này nhiệt độ ngoài trời mát mẻ, quạt có thể cung cấp cho căn phòng không khí mát đáng kể mà không cần sử dụng chế độ làm lạnh gây tốn kém.
Khi nào nên sử dụng chế độ quạt gió?
Thời gian thích hợp để sử dụng chế độ quạt gió trên máy lạnh là khi không khí trong phòng đã được làm mát trước đó.
Ví dụ: Máy lạnh đang ở chế độ COOL hoặc khử ẩm DRY, khoảng 15 - 20 phút nhiệt độ trong phòng đã dịu đi, đồng thời cơ thể người dùng cảm thấy thoải mái thì ngay lúc này có thể chuyển sang chế độ quạt gió.
Khi cảm thấy nhiệt độ trong phòng tăng cao thì chuyển qua chế độ COOL để làm mát không khí. Chuyển đổi linh hoạt giữa hai chế độ trong khoảng thời gian hợp lý sẽ giúp tiết kiệm điện đáng kể.
Chế độ quạt gió của điều hòa có tốn điện không?
Thông thường, chế độ quạt gió của một máy lạnh có 4 tốc độ là: Auto - Low - Mid - High.
- Chế độ Auto máy lạnh sẽ tự động chọn chương trình đã được cài đặt sẵn trước đó để phù hợp với nhiệt độ bên trong và bên ngoài phong.
- Chế độ Low mát nhẹ.
- Chế độ Medium mát vừa.
- Chế độ High mát nhiều.
Quạt điều hòa càng lớn thì điện năng tiêu thụ tăng, máy hoạt động càng ồn và da người dùng bị khô. Khi thay đổi một mức gió trên máy lạnh thì sức gió sẽ mạnh hay nhẹ tương tự như bạn tăng giảm nhiệt độ của máy lạnh.
Tất nhiên, khi bạn mở chế độ quạt gió trên máy lạnh mà không khởi động chế độ làm mát trước đó thì chắc chắn sẽ không thể làm giảm được sức nóng của thời tiết mà nó chỉ làm mát tương đương với máy quạt thông thường.
Ngoài ra, chế độ quạt gió trên máy lạnh còn có nhiều hạn chế hơn quạt thường, vì diện tích làm mát nhỏ, cánh quạt nhỏ, thổi gió không được xa và khả năng cũng như tốc độ làm mát kém.
Kết luận: Chế độ quạt gió trên máy lạnh chỉ giúp tiết kiệm điện nhiều hơn so với các chế độ Auto, Cool, Dry, Heat,..., vì lúc này máy nén đã ngừng hoạt động và chỉ tốn điện ở một mức nhất định.
Một số lưu ý sử dụng chế độ quạt gió tiết kiệm điện
- Khi kích hoạt máy lạnh bạn cần đóng kín tất cả các cửa để khí lạnh bên trong không thoát ra ngoài.
- Chỉ kích hoạt chế độ quạt gió khi nhiệt độ mát trong phòng đã đạt đến mức tối ưu để không khí được lưu thông, tiết kiệm điện năng.
- Không nên sử dụng chế độ quạt gió quá lâu vì nó chỉ giúp điều hòa không khí, trong khi đó khả năng làm mát kém, điện năng tiêu thụ nhiều hơn quạt điện.
- Khi sử dụng máy lạnh bạn nên kết hợp thêm quạt điện hoặc quạt trần để tối ưu hóa khả năng làm mát.
Xem thêm